Bệnh phong hàn còn được gọi là ”Chứng tý” – bệnh lý chỉ tình trạng tắc nghẽn khí huyết trong kinh mạch, được đề cập trong y học cổ truyền là chứng gây mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp là do nguyên khí hư yếu tạo cơ hội cho các tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vậy chính xác nguyên nhân, triệu chứng bệnh phong hàn là gì? Khi bị nhiễm phong hàn phải làm sao?

Bệnh phong hàn là bệnh gì?

Bệnh phong hàn nhập cốt là bệnh lý do tà khí, hàn khí bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Người mắc bệnh thường gặp phải các triệu chứng khó chịu, các cơn đau nhức dữ dội ở một hoặc nhiều xương khớp, đặc biệt là các khớp chân tay có thể sưng đau, đỏ rát và tê dại nặng nề… kèm theo đó sẽ luôn thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Thông thường, có 3 loại tà khí phổ biến (Phong, Hàn, Thấp) thâm nhập vào cơ thể và gây thể bệnh phong hàn thấp tý. Trong trường hợp, 3 loại tà khí này trú lại quá lâu ở kinh lạc và cơ khớp mà không được hóa giải thường sẽ chuyển thành nhiệt và gây ra thể bệnh phong thấp nhiệt tý, gây sưng, đau, nóng, đỏ ở các khớp.

Nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm phong hàn

Có 2 nguyên nhân dẫn đến các tà khí xâm nhập cơ thể, khiến cơ thể nhiễm phong hàn

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ thể thông qua các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Khi trở trời, thời tiết thay đổi thất thường, khí lạnh và gió độc xâm nhập, khiến người bệnh bị suy yếu về sức khỏe.

  • Bệnh phong hàn: thường xảy ra khi cơ thể bị dính nước mưa, nhiễm sương, ngâm mình lâu trong nước quá lâu… khiến cơ thể cảm lạnh, sổ mũi và có thể nguy hiểm khi bị phù thũng. Bênh cạnh đó, người bệnh còn có thể bị đau nhứt xương khớp, phong thấp khớp,…
  • Chứng phong nhiệt: tương tự như chứng cảm nắng, khác với bệnh phong hàn phong nhiệt xảy ra vào mùa nóng, do tiếp xúc với gió nóng, không khí khô gây ra nhiều vấn đề khó chịu như cảm sốt, nóng, nước tiểu đổi màu, mắt sưng đỏ… khiến cơ thể cực kỳ mệt mỏi.

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân này thường xuất phát ở yếu tố tâm lý, tinh thần không ổn định và những ảnh hưởng từ chính môi trường nội sinh của cơ thể bệnh nhân, dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực, khiến cơ thể ngày càng yếu đuối, kiệt sức, sức đề kháng của cơ thể suy yếu tạo điều kiện cho các tà khí dễ dàng tấn công cơ thể gây ra bệnh phong hàn.

  • Do tâm trạng: Người thường xuyên bị kích thích hoặc biến đổi phức tạp giữa các yếu tố như vui, buồn, giận, sợ hãi, căng thẳng, áp lực… khiến cho sự tuần hoàn máu không đều gây rối loạn chức năng tạng phủ, từ đó gây nên chứng phong hàn.
  • Do cơ quan nội tạng: Khi các cơ quan nội tạng có vấn đề khiến trạng thái tâm lý bị ảnh hưởng xấu đi, từ đó tác động ngược vào các bộ phận khác như giận dữ khiến can (gan) nóng, suy nghĩ làm suy tỳ (lá lách), vui mừng xúc động mạnh khiến tâm (tim) đập nhanh lao lực, lo lắng khiến phế (phổi) hư, sợ hãi gây chứng thận yếu,…

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm phong hàn

Khi nhiễm phong hàn, cơ thể sẽ xuất hiệu một số triệu chứng cơ bản như sau:

  • Cương cứng các khớp, khó co duỗi, không cử động bình thường được.
  • Toàn thân đau nhức, phù thũng từ thắt lưng xuống các chi dưới
  • Xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu, ho nhiều, ngạt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng.
  • Đại tiểu tiện bị ảnh hưởng, thường xuyên đau quặn bụng, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu, táo bón, nước tiểu (phân) bị thay đổi màu sắc, có mùi hôi khó chịu.
  • Mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng dẫn đến lười ăn, suy nhược cơ thể.

Dân gian xem phong hàn như một bệnh cảm mạo thông thường và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, về lâu dài bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh ho mạn tính, viêm phổi, viêm phế quản, chứng đau đầu dai dẳng, mấy ngủ, đau nhức cơ thể thậm chí tê liệt mất cảm giác,… Do đó, cần chủ động phòng bệnh thương hàn, phát hiện và chữa trị đúng cách ngay từ khi bệnh khởi phát.

Các cách chữa bệnh phong hàn đơn giản tại nhà

1. Xông hơi

Xông hơi với thảo dược là phương pháp lan truyền rộng rãi trong dân gian vì vừa đơn giản dễ thực hiên nhưng có hiệu quả với các chứng bệnh do phong hàn. Hơi nóng và tinh dầu có trong thảo dược giúp khu phong tán hàn đuổi tà khí ra khỏi kinh lạc, bì phu từ đó giúp giải phong hàn.

Các loại thảo dược được dùng: Kinh giới, lá tre, bạc hà, hương nhu, vỏ bưởi, lá bưởi, cúc tần, ngải cứu, gừng, sả mỗi thứ một nắm.

Cách làm:

  • Các loại dược liệu trên sau khi được rửa, đem cho vào nồi lớn, đổ nước nước đủ dùng, đậy kín vun và đun với lửa lớn cho sôi tầm khoảng 5- 10 phút thì nhắc ra. Người bệnh ngổi trong phòng kín gió, phủ chăn dày qua đầu và trùm kín nồi nước xông để giữ hơi nóng.
  • Trong quá trình xông hơi người bệnh phải hít thật sâu và chậm để cho hơi xông tác dụng được đến đường hô hấp và từ đó mồ hôi sẽ thoát ra. Sau khi xông hơi xong sử dụng khăn bông lau sạch mồ hôi và thay quần áo khô, nằm nghỉ không được đi tắm ngay.
  • Ngày xông 1 lần để đạt hiệu quả, có thể ăn thêm bát cháo hành tía tô để tăng tác dụng.

2. Cạo gió – giác hơi

Đây là phương pháp dùng tác dụng kích thích trên kinh lạc (thường là kinh bang quang 2 bên lưng) để đuổi phong hàn tà ra. Tuy nhiên khi làm cần có kiến thức chuyên môn cũng như đúng chỉ định mới có tác dụng, ít biến chứng.

3. Một số bài thuốc – Thực dưỡng giúp giải phong hàn

Cháo giải cảm:

– Bạn có thể nấu 1 bát cháo thịt nạc hoặc cháo trứng cho nhiều hàng lá và tía tô giúp giải cảm nhanh chóng. Hành lá có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí; Tía tô giúp tán hàn giải cảm, chữa ho, long đờm. Gạo tẻ có tác dụng bổ trung, ích khí kiện tỳ. Ngoài ra có thể thêm một chút gừng tươi vào bát cháo làm tăng hiệu quả tán hàn.

Trà gừng – đường đỏ:

– Đây là một thức uống rất tốt cho những người bị cảm lạnh đặc biệt là sau khi đi mưa giúp làm ấm cơ thể nhanh chóng. Hãm 1 vài lát gừng tươi với nước sôi cho thêm 1 ít đường đỏ, uống lúc còn ấm tán hàn giải biểu lại ôn trung hiệu quả. Nếu hàn nhiều, chúng ta có thể cho một chút rượu trắng vào để tăng tác dụng tán hàn, hoạt huyết.

Nước mùi – hành – gừng:

– Đun sôi 10 gam hành tươi, 15 gam rau mùi tươi, 15 gam gừng tươi trong 5 phút, sau đó chắt lấy nước để uống, giúp giải biểu tán hàn rất hiệu quả. Có thể thêm chút đường đỏ cho dễ uống và bắt buộc phải uống khi còn ấm

Trên đây là các thông tin về bệnh phong hàn và cách chữa trị đơn giản tại nhà mà bạn có thể tự áp dụng. Tuy nhiên, các cách ở trên có hiệu quả đối với trường hợp nhẹ và để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh nên dùng thêm các loại thuốc đặc trị giúp giải hàn nhanh chóng tránh chuyển nặng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chinese (Simplified)Chinese (Traditional)EnglishVietnamese
Contact Me on Zalo
0902281388